Ông Trẩn Thanh Đạm có nhận xét: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết. Hãy bình luận ý kiến trên

Bài bình luận ngoài phần mở bài và kết luận, cần phải nêu được những nội dung sau đây:

1. Giải thích và chứng minh

Đặc trưng thơ ca dân gian là vần điệu

- Thơ ca dân gian gồm: tục ngữ, ca dao, hò, vè, câu đố.

- Khi nói "thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu" là nói đên đặc trưng riêng có của thể loại này, khác với thể loại truyện dân gian khác như: truyện cổ tích, thần thoại..., kể cả loại hình sân khấu.

- Vần điệu: vần là phương tiện tổ chức có văn bản thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ.

Lễ hội

+ Ngoài các chức năng như tách biệt các dòng thơ, tạo liên kết giữa chúng với nhau, vần còn có tác dụng tạo tâm thế "chờ đợi vần" đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần, đặc biệt là tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ. Chính vần là yếu tố quan trọng nhất tạo ra âm điệu của thơ, nên vần luôn đi đôi với đỉệu.

+ Chính nhờ vào vần điệu nên thơ ca dân gian trở nên dễ thuộc dễ nhớ, dễ truyền miệng và có thể cất lên thành lời hát:

Vì đầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè thằng dóc.
Một thằng mà nói năm thằng,
Một con thằng lằng mà có tám vẩy.

2. Đặc trưng của truyện cổ dân gian là tình tiết

- Khi nói "truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết" là nhấn mạnh đến đặc trưng của thể loại này.

- Tình tiết: Tình tiết là diễn biến cốt truyền, là đơn vị hành ỉộng trong các tác phẩm tự sự và kịch, thể hiện một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian cỏ thể xác định được.

- Truyện cổ dân gian là những tác phẩm tự sự, được hư cấu dựa trên một cốt truyện, gồm một chuỗi tình tiết kế tiếp nhau. Vì thế, nếu không có tình tiết thì không có cốt truyện, tức không có cái để người xưa kể cho nhau nghe và lưu truyền từ đời này sang đời khác được. Truyện Chử Đồng Tử bao gồm hàng loạt các tình tiết, được sắp xếp theo thứ tự thời gian: người cha mất, có một chiếc khố duy nhất người con đóng cho cha; hàng ngày đi làm phải ở dưới nước; gặp công chúa Tiên Dung du hành; Chử Đổng Tử học được phép tiên; cả lâu đài biến mất...

Thơ ca

- Truyện kể dân gian đặc sắc là những tác phẩm có nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn. Thánh Gióng (truyện Thánh Gióng) ăn bảy nong cơm ba nong cà, đi đánh giặc bằng ngựa sắt, roi sắt, con ngựa phun ra lửa, đánh giặc xong bay về trời... Hay Tấm (Tấm Cám) được nhiều phép lạ, từ bất hạnh trở lên sung sướng, từ chết đã sống lại...

3. Bình

- Nhận xét của Trần Thanh Đạm xác đáng, giàu hình ảnh, có giá trị về mặt lí luận khi đề cập đến đặc trưng thể loại của văn học dân gian.

- Chính vần điệu và tình tiết là hai yếu tố làm nên vẻ đẹp, góp phần tạo ra sức sống cho văn học dân gian.

- Vần điệu và tình tiết là những yếu tố đặc trưng nhưng không phải là tất cả của thơ ca dân gian và truyện cổ dân gian.

Viết bình luận