Văn Mẫu Lớp 9, những bài văn hay Lớp 9

Nhung bai van hay Lop 9, thư viện tổng những những bài văn mẫu Lớp 9 hay nhất, hướng dẫn làm văn Lớp 9.

Phân tích nghệ thuật bài Hịch tướng sĩ của Trần Quôc Tuấn

Phân tích nghệ thuật bài Hịch tướng sĩ của Trần Quôc Tuấn

Để diễn đạt một nội dung vừa có tính cách thuyết phục, vừa có tính cách phê phán, tác giả đã lập luận rất chặt chẽ như chúng ta đã thấy ở phần kết cấu và bố cục - lời lẽ có tình, có lí, khi thì thiết tha, khi thì đanh thép, chuyển từ đầu đến cuối một cách lôgic. Để phân rõ lẽ phải - trái, chính - tà, tác giả đi từ xa đến gần, từ vấn đề chung đến vấn đề cụ thể trước mắt. Mở đầu, tác giả dẫn chứng trong sử sách đời xưa để nói khả năng của tướng sĩ đời nay, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tác giả chuyển xuống phân tích nỗi giặc tàn ác như thế nào, nỗi mình thâm giao như thế nào, tiếp đó tác giả vạch ra hai viễn cảnh trái ngược nhau, rồi kết thúc bằng lời kêu gọi đanh thép;

Tìm hiểu tâm sự và chí hướng của Phan Bội Châu qua những câu thơ sau đây: "Đã khách không nhà trong bốn bể... Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Tìm hiểu tâm sự và chí hướng của Phan Bội Châu qua những câu thơ sau đây: Đã khách không nhà trong bốn bể... Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Trong những lần vào tù ra khám, những nhà cách mạng thường dùng văn thơ để ghi lại tâm sự và chí hướng của mình. Chúng ta có thể tìm hiểu tâm sự và chí hướng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh qua bài “Đập đá ở Côn Lôn”, “ngồi tù ở ngục Santé”. Qua tác phẩm “Thi tù tùng thoại”, chúng ta cũng có thể hiểu được nỗi lòng cùng tâm hồn của nhiều nhà cách mạng khác. Trên đường bôn ba nơi hải ngoại để mong thực hiện lí tưởng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, trong những lần vào tù ra khám, Phan Bội Châu cũng đã ghi lại tâm sự và chí hướng của mình qua nhiều văn thơ.

Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng ta đã được học một số tác phẩm của Nguyễn Trãi. Em hãy viết một bài giới thiệu về Nguyễn Trãi và sự nghiệp thơ văn của ông

Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng ta đã được học một số tác phẩm của Nguyễn Trãi. Em hãy viết một bài giới thiệu về Nguyễn Trãi và sự nghiệp thơ văn của ông

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Ông đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quan. Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn và dâng Bình Ngô sách lên Lê Lợi, sau đó trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời". Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo Bình Ngô đại cáo sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền.

Thủ đô gió ngàn trong thơ Tố Hữu

Thủ đô gió ngàn trong thơ Tố Hữu

Chiến khu Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn, nơi nuôi chí bền gan chiến đấu cho của cả dân tộc, ở đó có Trung ương Đảng, Chính phủ và “Cụ Hồ sáng soi” là nơi cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến của cả nước. Trong bài thơ Việt Bắc thi sĩ Tố Hữu đã nói giùm chúng ta điều đó: Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sáng soi Ở đâu u ám giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Một sáng tháng năm, Nhà thơ Tố Hữu từ xóm Chòi, xã Mĩ Yên huyện Đại Từ ngược lên đèo De núi Hồng, thăm Bác Hồ tại An toàn khu Định Hóa, nhớ lại những phút giây mừng rỡ khi được gặp Bác và “bàn tay con nắm tay cha”.

Quê hương đất nước đã chiếm một khoảng rộng trong trái tim tình yêu của Thơ mới. Dựa vào các bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, Nắng mới của Lưu Trọng Lư và Nhớ rừng của Thế Lữ để làm sáng tỏ nhận định trên

Quê hương đất nước đã chiếm một khoảng rộng trong trái tim tình yêu của Thơ mới. Dựa vào các bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, Nắng mới của Lưu Trọng Lư và Nhớ rừng của Thế Lữ để làm sáng tỏ nhận định trên

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945, là bộ phận khá quan trọng trong nền văn học nước nhà. Thời kì này xuất hiện nhiều mảng văn học mới, nhiều trào lưu khác nhau. Nổi bật- lên là sự ra đời của phong trào Thơ mới. Thơ mới đã mở ra cả một thời đại thi ca và làm xuất hiện nhiều nhà thơ tài năng. Bên cạnh các giá trị nghệ thuật, Thơ mới cũng đạt nhiều giá trị nội dung mang tính dân tộc. Một trong những nội dung đó là tình yêu đất nước, chính nội dung này “đã chiếm một khoảng rộng trong trái tim yêu của Thơ mới”. Nội dung trên được phản ánh sâu sắc qua các tác phẩm Quê hương, Chợ Tết, Nắng mới và Nhớ rừng.

Phát biểu cảm nghĩ về tình bạn trong đoạn Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki

Phát biểu cảm nghĩ về tình bạn trong đoạn Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki

Đoạn trích Những đứa trẻ của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã khiến chúng ta phải rung cảm trước hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng yêu, phải sống trong sự thiếu thôn tình cảm gia đình. Đoạn trích cũng làm cho chúng ta cảm phục về tình bạn trong sáng giữa chúng. Những đứa trẻ được trích trong tác phẩm Thời thơ ấu, được Mác-xim Go-rơ-ki viết năm 1913 - 1914. Đó cũng là thời gian trong xã hội Nga có sự phân biệt giàu nghèo sâu sắc. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, cũng như những người thân trong gia đình ông.

Cảm nhận của em về tinh yêu quê hương của Tế Hanh qua bài thơ Quê hương

Cảm nhận của em về tinh yêu quê hương của Tế Hanh qua bài thơ Quê hương

Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời cho Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển một ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng mến yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Như hiển hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh: khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng;

Em hãy nói về truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc của ông cha ta xưa kia qua một số tác phẩm văn thơ cổ đã học và đọc thêm: Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trấn Quốc Tuấn; bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi

Em hãy nói về truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc của ông cha ta xưa kia qua một số tác phẩm văn thơ cổ đã học và đọc thêm: Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trấn Quốc Tuấn; bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi

Núi kia ai đắp mà cao? Sông kia, bể nọ ai đào mà sâu? Ông cha ta ngàn đời đã gây dựng, giữ gìn núi sông, đất nước này để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Đất nước, dân tộc ta tồn tại, phát triển chính là nhờ nhân dân ta có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc. Ba tác phẩm trong nền văn học trung đại Việt Nam: Sông núi nước Nam; Hịch tướng sĩ và Đại cáo bình Ngô đã phản ánh sâu sắc truyền thống yêu nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc chân chính của ông cha ta xưa kia.

Nêu cảm nghĩ về chú bé Xi-mông và bác thợ rèn Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Mố-pa-xăng

Nêu cảm nghĩ về chú bé Xi-mông và bác thợ rèn Phi-lip trong truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Mố-pa-xăng

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người. Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Truyện Những ngôi sao xa xôi kể về một tổ thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trinh sát gồm ba cô gái là Định, Nho và Thao. Họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong những lần phá bom, thậm chí mấy lần trong một ngày. Cuộc sống giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có được niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản và thơ mộng. Cả ba cô gái yêu thương và gắn bó với nhau như chị em. Phần cuối truyện, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, cô được sự săn sóc chu đáo của hai đồng đội.