Hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý của ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

Trong Truyện Lục Vân Tiên, việc xuất hiện nhân vật ông Ngư đã làm cho truyện thêm tính nhân đạo. Những hành động hết sức đời thường nhưng tốt bụng của những người trong gia đình ông Ngư đã thể hiện được cái vốn quý trong đạo làm người.

- Đó là hành động nhân nghĩa, thấy người gặp nạn liền ra tay cứu giúp mà không cần đền ơn trả nghĩa:

Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Ông Ngư

Sau khi Vân Tiên tỉnh dậy, biết được tình cảnh của chàng, ông Ngư liền cho chàng ở lại, sẵn sàng cưu mang chàng cho dù cuộc sống gia đình còn trăm bề khôn khó. Suy nghĩ của ông Ngư cũng hết sức bình dị, cứu người là lẽ đương nhiên, chứ không hề nghĩ đến việc đền đáp: “Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn?”. Như vậy, nhân nghĩa trở thành lẽ sống của ông lão, nó hoàn toàn đối lập với sự gian ác, tráo trở của những người mà chúng ta biết trước đó như Trịnh Hâm chẳng hạn.

- Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sống thật đẹp. Đấy là lôi sống trong sạch, hoàn toàn không vướng bận tới lợi danh: “Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”.

Cuộc sống tự do giữa đất trời là niềm vui của ông lão. Đây cũng là cuộc sống đầy ắp niềm vui của người dân lao động: “Nghêu ngao nay chích mai dầm ... Thung dung dưới thế, vui say trong trời”.

Ông Ngư 2

Hành động nhân nghĩa, nhân cách cao cả của ông Ngư cho thấy tác giả không mất lòng tin ở con người. Trong xã hội, bên cạnh cái ác còn có cái thiện hết sức thánh thiện tồn tại. Cái thiện tiêu biểu cho những người lao động bình thường, trở thành tấm gương đạo lí cho cả một thế hệ học tập.

Viết bình luận