Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Gợi ý viết bài

Học sinh có thể phân tích nhiều cách, từ nhiều góc độ. Lưu ý là phải gắn với vấn đề lí luận sau đây:
- Đây là nhận định về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Thực chất là một dạng định nghĩa thế nào là hình thức nghệ thuật hay, đẹp.

- Các phẩm chất của hình thức cần được chú trọng khi phân tích tác phẩm văn học là "sáng tạo", "sinh động", "phù hợp", biểu hiện nội dung "tốt nhất, ấn tượng nhất".

- Đó vừa là mục tiêu cần đạt tới của người cầm bút, vừa là tiêu chí để thẩm định giá trị của tác phẩm văn chương.

Ánh trăng

a. Thể thơ, nhịp điệuthơ

Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị, cùng nhịp thơ lúc ngân vang, tha thiết (khổ 1,2), lúc trĩu nặng, lắng sâu (khổ 5,6) góp phần thể hiện thành công lời tâm tình, tự nhủ, thổ lộ tự đáy lòng không chỉ của một Nguyễn Duy mà là của cả một thế hệ.

b. Kết cấu

Bài thơ có kết cấu đơn giản như một câu chuyện kể (kết hợp tự sự và trữ tình), từ chiều quá khứ xôi về hiện tại, gắn liền với mạch cảm xúc của nhà thơ.

Chú ý một số điểm gút: "ngỡ không bao giờ quên", "từ hồi về", "thình lình đèn điện tắt", "vội bật tung cửa sổ", "đột ngột vầng trăng tròn", "ánh trăng im phăng phắc"... khắc đậm ấn tượng, cảm xúc.

Chú ý hình thức: chỉ những chữ đầu khổ thơ được viết noa, cuối khổ thơ mới có dấu chấm câu tạo nên tính đặc sắc và liền mạch cho ý thơ.

c. Hình tượng

Hình ảnh "Vầng trăng" xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ xoáy" cho tứ thơ. Ý nghía của hình tượng:

- Là biểu tượng đẹp-đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng gắn bó, yêu thương.

- Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thủy chung, nghĩa tình – vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân bình dị, sắt son.

- Là biểu tượng giàu tính triết lí về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người.

Ánh trăng 2

d. Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

- Ngôn ngữ giản dị, giàu tính đời thường, như lời kể tâm tình, gần gũi, thân thiết. Hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giàu tính sáng tạo, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn, ấn tượng.

- Biện pháp tu từ được sử dụng không nhiều, nhưng cơ bản và đặc sắc (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...) góp phần làm lời thơ sinh động, giàu ý nghĩa.

Viết bình luận