Suy ngẫm về câu nói “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên" của Khổng Tử
Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên. Trạch kì thiện giả nhi tòng chi, kì bất thiện giả nhi cải chi” (Chương Thuật nhiên). Câu ấy có nghĩa là: Trong ba người cùng đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập. Hãy lựa chọn ưu điểm của họ để tăng cường học tập, phát hiện ra nhược điểm của họ để loại bỏ, từ đó có thể sửa đổi mình, hoàn thiện nhân cách mình.
Có thể coi câu nói của Khổng Tử là một lời khuyên sâu sắc về học tập: khiêm tốn học tập điều hay, điều tốt đẹp của thiên hạ: phải có phương pháp học tập, biết lựa chọn mọi kiến thức trong quá trình học tập.
“Nhân vô thập toàn”, mỗi người đều có sở trường, có điểm mạnh, có điều tốt đẹp, nhưng cũng có thể có sở đoản, có phần hạn chế của mình. Ngay cả những nhân vật vĩ đại cũng có thể có khiếm khuyết, yếu kém, nhưng họ không ngại lắng nghe, học tập những điểm mạnh, những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh, nên đạt được những thành tích phi thường. Biết lắng nghe, biết quan sát, biết phân tích cái mới, cái tốt đẹp để học tập, loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu. Phải khiêm tốn và tích cực học tập, nhưng không phải bất kì cái gì của thiên hạ cũng ôm vào và bắt chước một cách lố bịch. Biển học rộng bao la, sự hiểu biết của mỗi người rất có hạn, chỉ là một giọt nước, nên phải khiêm tốn học hỏi, học cái hay, cái tốt đẹp của mọi người, để có vốn kiến thức, có tay nghề mà làm ăn, mà sinh sống.
Học cái gì, học điều gì, học ai... là phải hết sức cẩn trọng, phải phân tích, phải cân nhắc lợi, hại. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ ấy, mọi người trong chúng ta đều biết và hiểu. “Sàng khôn” là cái đã học được, chứ không phải một sàng rác rưởi, phế thải! Không thể thấy nhà hàng xóm nuôi chó cảnh, vợ chồng nhà nọ vội bán trâu cày để mua chó cảnh về nuôi cho mới lạ, cho sang! Không thể thấy người ta đi nhà hàng, đi vũ trường,... mà lôi kéo, rủ rê nhau đi! Có biết bao thanh, thiếu niên sa vào chốn ăn chơi đua đòi mà các bậc cha mẹ phải trả giá! Thấy người ta cải cách ruộng đất thì mình cũng cải cách ruộng đất; thấy người ta nuôi ốc bươu vàng các “nhà khoa học” của ta cũng vội rước về nuôi! Cái giá chuốc phải quá đắt, thậm chí phải trả nhiều máu và nước mắt! Bài học đó nhiều người đã biết!
Học thầy, học bạn, học người khôn, học người tài giỏi “Tầm sư học đạo”, “Không thầy đố mày làm nền”, “Học thầy không tày học hạn”,... đó là những bài học, những chân lí. Nhưng cũng có trường hợp thầy học ở trò. Câu chuyện sau đây là một ví dụ:
Tề Bạch Thạch là một danh họa kiệt xuất của Trung Quốc trong thế kỉ XX. Ông vô cùng ham học. Năm ông 70 tuổi, học trò của ông là Tạ Thời Ni vẽ một bức “Mai kê” trên lớp học. Con gà trống dưới hoa mai được vẽ rất sinh động, đặc biệt là đuôi gà rất có thần. Tề Bạch Thạch ngắm rất lâu, cười nói: Con vẽ bức này rất đẹp, cho ta mượn về nhà mô phỏng lại nhé!”.
Một tuần sau, ông lại lên lớp, nói với Tạ Thời Ni: “Con xem ta mô phỏng có đẹp không?” Tạ Thời Ni cầm lấy bức hoạ có đề tên thầy, ngắm nghía mãi, rồi vui vẻ nói: “Bức hoạ của thầy rất đẹp. Con sẽ lấy nó làm mẫu. Con muốn đổi bức hoạ của con lấy bức mô phỏng của thầy, không biết thầy có đồng ý không?” Về sau, khi đã trở thành một danh hoạ, Tạ Thời Ni luôn trân trọng cất giữ bức tranh của thầy.
“Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sử yên” là lời nhắc nhủ mọi người phải cẩn trọng, khiêm tốn. Không nên kiêu căng tự phụ mà phải cẩn trọng, khiêm tốn. Không nên kiêu căng tự phụ mà phải có tinh thần khiêm tốn “làm học sinh”. Cố ngữ có câu: “Ngu giả thiên lực, tất hữu nhất đắc. Trí giả thiền lực, tất hữu nhất thất”, nghĩa là: Người ngu nói nghìn câu cũng có một câu đúng; người không nói nghìn câu cũng có câu sai.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, không ai có thể tự phụ vỗ ngực là “vạn sự thông”. Muốn trở thành một người lao động chân chính, một người có văn hoá thì phải khiêm tốn học tập, học tập một cách kiên trì, học tập một cách sáng tạo và thiết thực.
Viết bình luận