Bình giảng trích đoạn Nỗi lòng tê tái trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nỗi lòng tê tái là đoạn trích thể hiện một bước ngoặt hết sức bi kịch trong cuộc đời của Thuý Kiều. Nàng vừa mới bị lừa gạt (Mã Giám Sinh) lại tiếp tục rơi vào tình trạng bi đát (làm gái làng chơi). Vì thế, trong tâm hồn một người phụ nữ hôm qua còn “êm đềm trướng rủ màn che” có biết bao dằn vặt, xáo động và chan chứa nhớ thương. Khi bình giảng một mặt cần lưu ý thấy được nỗi lòng tê tái của nàng Kiều, mặt khác là sự cảm thông, tình yêu thương chan chứa của Nguyễn Du đối với con người, thái độ của nhà thơ trước sự huỷ hoại cái đẹp. Cụ thể:

- Thuý Kiều là một người con gái được Nguyễn Du xây dựng trở thành hình mẫu lí tưởng của cái Đẹp, cái Thiện. Khi lâm vào tình cảnh chưa từng có, thậm chí nàng chưa từng nghĩ đến, Thuý Kiều đã cố vùng vẫy để được giải thoát, nhưng càng nghĩ càng vùng vẫy lại càng bế tắc. Nỗi đau “trần thế” đối với một người như Thuý Kiều được nhân lên gấp đôi, vì hơn ai hết nàng không bao giờ chấp nhận cuộc sống sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh. Do đó, khi thế hiện tâm trạng Thuý Kiều ở lầu xanh, trái tim Nguyễn Du đã hết sức thông cảm và đau đớn.

Bình giảng trích đoạn Nỗi lòng tê tái trong tác phẩm Truyện Kiều

- Khi ở lầu xanh, Thuý Kiều không chỉ có dằn vặt, đớn đau mà còn khắc khoải nỗi nhớ nhà (từ câu thơ 21 đến câu 34). Nỗi nhớ nhà của Kiều bao gồm đến đấng sinh thành, nhớ người thân, nhớ người tình và nhớ quê hương. Nỗi nhớ ấy chồng chất, khôn nguôi và thế càng khiến Kiều thêm đau đớn.

- Về nghệ thuật, đây là một trong những đoạn trích thế hiện tài năng của đại thi hào Nguyễn Du khi kế thừa nghệ thuật ước lệ phong kiến để miêu tả cuộc sống đời thường vốn khá hiếm hoi trong văn học trung đại.

Viết bình luận