Có ý kiến cho rằng, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một “thiên cổ hùng văn”. Qua việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đề yêu cầu phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định tác phẩm ấy là một “thiên cổ hùng văn”, tức là yêu cầu một sự phân tích theo hướng, không phải là sự phân tích chung chung. Vì vậy, cần làm rõ về hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thể loại, chủ đề của tác phẩm khi phân tích.

1. Hoàn cảnh sáng tác

Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 năm 1428, nhân dân ta dưới ngọn cờ của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô) để tuyên bố cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên hòa bình, thống nhất.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một “thiên cổ hùng văn”

2. Tựa đề

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô. Tên Bình Ngô đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho dễ hiểu, chứ chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc, với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

3. Thể loại

- Bài văn được viết theo thể cáo, thể văn biền ngẫu, thường ra đời nhằm công bố sự kiện trọng đại của quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính luận, không phải lúc nào người ta cũng dùng.

- Kiểu câu trong văn biền ngẫu: tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc.

4. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Phần 2 (Vừa rồi ... chịu được): tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Phần 3: thuật lại quá trình kháng chiến.

- Phần 4 (Xã tắc ... Ai nấy đều hay): tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỉ nguyên hòa bình, khẳng định địa vị, tư thế của đất nước.

5. Phân tích

5.1 Nêu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến

- Tư tưởng nhân nghĩa:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

+ Đập lại luận điệu của quân Minh

+ Cuộc chiến của ta vì dân -> nội dung khác, cụ thể hơn (liên hệ).

+ Giải thích -> chiến đâu vì trừ bạo -> quân Minh, bọn tay sai.

=> Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng xã hội: phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc, yên bình.

- Tư cách độc lập của dân tộc:

+ Biểu hiện: tên đất nước, nền văn hóa riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân tài.

=> Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia (so với các tác phẩm trước Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ).

+ Giọng văn: sảng khoái, tự hào.

+ Cách viết: câu văn biền ngẫu “Từ Triệu, Đình, Lí, Trần... Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên..” -> bình đẳng, ngang hàng (đế).

=> Cuộc chiến đâu của ta là chính nghĩa.

5.2 Tố cáo tội ác của giặc Minh

- Liệt kê hàng loạt:

Khủng bố (thui sống, chôn sống), bóc lột (thuế má: nặng thuế khóa; phu phen: những nỗi phu phen nay xây mai đập đất...; dâng nạp: dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng, bắt dò chim trả, bắt bẫy hươu đen...; diệt sản xuất: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ; diệt sự sống: “Nheo nhóc thay kể góa bụi khốn cùng...”.

- Tội ác man rợ nhất của giặc Minh được miêu tả trong câu:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con dỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, lại vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội.

=> Lột tả tội ác tày trời của giặc, làm rõ sự bất nhân phi nghĩa của bọn chúng. Đó cũng là lí do vì sao nhân dân ta phải kháng chiến.

5.3 Lược thuật cuộc kháng chiến

Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại

5.3.1 Buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa

- Hình tượng trung tâm là anh hùng Lê Lợi (Ta đây...).

+ Tập trung miêu tả về nội tâm: ngẫm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, giận, suy xét, đắn đo, trằn trọc, băn khoăn.

=> Chân dung tâm trạng Lê Lợi: lòng yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm cao, nung nấu nghiền ngẫm chí lớn, là người nhìn xa trông rộng.

+ Hình tượng Lê Lợi có sự gởi gắm tâm trạng của Nguyễn Trãi, của toàn dân -> chân thực, xúc động.

- Khó khăn trong buổi đầu kháng chiến:

+ Chênh lệch về lực lượng: ta yếu, địch mạnh.

+ Thiếu thốn về vật chất.

+ Hiếm nhân tài.

- Vì sao vượt qua được?

+ Ý chí, tấm lòng cầu hiền.

+ Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, đánh bất ngờ, đánh nhanh.

+ Dựa vào sức mạnh nhân dân.

+ Lấy nhân nghĩa làm cơ sở.

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư.

5.3.2 Lược thuật chiến thắng

- Diễn tả của trận đánh qua 3 bước

+ Phản công:

Bồ Đằng - Trà Lân -> bất ngờ; câu văn ngắn, chắc, hình ảnh bất ngờ: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay.

Giặc: sợ hãi.

+ Tiến công:

Tây Kinh, Đông Đô -> nơi đầu não của giặc.

Trận chiến ác liệt -> hình ảnh máu chảy thành sông, thây chất đầy nội, giặc thất bại thảm hại.

Mưu phạt tâm công dùng ngọn cờ chính nghĩa, dùng mưu trí và thu phục lòng người.

+ Đánh quân cầu viện:

Giặc tiến sang rầm rộ (câu văn dài) hai mũi tiến công từ Khâu Ôn và Vân Nam.

Ta: đánh bât ngờ, dứt khoát: chặt, tuyệt.

Nhịp văn ngắt bất ngờ.

Liệt kê -> chiến thắng dồn dập.

Hình ảnh đối lập giữa ta và giặc.

=> Khắc họa sự thất bại thảm hại của kẻ thù và sức mạnh, khí thế của quân ta.

Giọng điệu: sảng khoái, hào hùng khi khắc họa tư thế của những người chiến thắng.

- Thái độ nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình:

Giọng văn chậm rãi, khoan thai.

Tha chết cho kẻ thù, cấp ngựa và thuyền để về nước.

Muốn nhân dân nghỉ sức.

Tính kế lâu dài.

5.4 Tuyên bố hòa bình

- Giọng văn hả hê, vui mừng, tin tưởng vào hòa bình lâu dài (Giang sơn từ đây đổi mới... Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu).

- Một loạt các từ tả vũ trụ -> cảm hứng độc lập dân tộc được nâng lên gắn liền với cảm hứng vũ trụ bao la vĩnh hàng. Mặt khác thể hiện ý thức về sự thiêng liêng tôn kính lịch sử.

6. Chủ đề

Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo, cả khí phách hào hùng của dân tộc.

7. Kết luận

- Bình Ngô dại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có nên mãi mãi là áng thiên cổ hùng văn.

- Bài cáo thể hiện năng lực câu trúc tác phẩm, nghệ thuật đạt đến trình độ hoàn chỉnh, năng lực tư duy hình tượng sắc sảo, biến hóa, hấp dẫn phù hợp với cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Viết bình luận