Nghị luận: Nho giáo - đôi điều cần biết

Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo làm nên tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đến đời Tống, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo hoà làm một khối, gọi là “Tam giáo đồng nguyên”.

Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni, từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc.

Đạo giáo được sáng lập ra bởi hai nhà tư tưởng là Lão Tử và Trang Tử.

Nho giáo - đôi điều cần biết

Nho giáo gắn liền với tên tuổi hai nhân vật vĩ đại là Khổng Tử và Mạnh Tử. Khổng Tử được các vua đời sau tôn vinh là “Đại thành chí thánh tiên sư” (vị thần làm biểu tượng của muôn đời), còn Mạnh Tử được tôn là “Á thánh”.

Các tác phẩm làm nền tảng cho Nho giáo là: “Luân ngữ”“Mạnh Tử”. Các tác phẩm này xoay quanh các vấn đề như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Tư tưởng Nho giáo lấy tam cương, ngũ thường làm gốc, đề cao tư tưởng nhập thế, lấy việc tu dưỡng bản thân làm gốc, hướng tới mục tiêu: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, coi trọng cách thống trị xã hội hiện thực và con người.

Nếu Đạo giáo đề cao “vô vi” thì Nho giáo coi trọng “hữu vi”, nhấn mạnh vai trò của mỗi người đối với gia đình, xã hội, dân tộc và quốc gia.

Mối quan hệ giữa con người với con người, cách đối nhân xử thế, nêu cao gương sáng cho đời sau,... được Nho giáo quan tâm và chú trọng.

Ở Việt Nam ta, tư tưởng, văn hoá, phong tục,... in đậm tư tưởng Nho giáo, nhất là dưới thời phong kiến.

Viết bình luận