Văn Mẫu Lớp 9, những bài văn hay Lớp 9

Nhung bai van hay Lop 9, thư viện tổng những những bài văn mẫu Lớp 9 hay nhất, hướng dẫn làm văn Lớp 9.

Đọc Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Bố của Xi-mông của Mô-pa-xăng, ta gặp những em bé đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy chứng minh

Đọc Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Bố của Xi-mông của Mô-pa-xăng, ta gặp những em bé đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy chứng minh

Trẻ em là những mảnh hồn trong trẻo, là sự khởi đầu của những cuộc đời. Đi vào những trang văn: “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, “Bố của.Xi-mông” của Mô-pa-xăng, trẻ em đều rất đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Đên với truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, người đọc có cảm giác ấm áp khi được chứng kiến sự thơm thảo của những tấm lòng trẻ thơ nhân hậu. Mùa đông đến, đem theo những cơn gió lạnh là nỗi lo sợ của những đứa trẻ nhà nghèo. “Chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc rách vá nhiều chỗ”.

Suy nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Suy nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ Tấn mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong anh biết bao suy nghĩ: vui có, buồn có, ước mơ xa xôi... khiến anh vô cùng khó xử khi gặp lại người thân nơi quê nhà. Trên đường về, ngồi trên thuyền, trong anh rộn lên bao cảm xúc xốn xang, mừng vui. Gần đến nơi: “Tấn nhìn thấy xa xa thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng lá”, lòng anh chợt buồn bởi lẽ làng quê anh vẫn chẳng khác xưa chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều, hiu quạnh. Nhưng trong đáy lòng mình anh lại thấy rất đỗi gần gũi. Đã bao năm qua, dù xa quê hương những hai nghìn dặm nhưng hình ảnh về quê hương vẫn luôn ngự trong anh, vẫn in đậm trong anh những dấu ấn đẹp đẽ về nơi làng cũ.

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoanh khắc nhỏ mà trong đó tình phụ tử nổi lên như một tình cảm thiêng thiêng, cao cả. Truyện ngắn này được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nội dung truyện là tình cha con của ông Sáu trong bối cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Tuy đây là một đề tài muôn thuở trong văn chương nhưng chính vì thế, giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

Diễn biến tâm lí hành động của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Diễn biến tâm lí hành động của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Câu chuyện xoay quanh chiếc lược ngà do tác giả ghi lại qua lời kể của một chiến sĩ cách mạng lớn tuổi. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông Sáu thoát li đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái ông chưa đầy một tuổi. Hòa bình lập lại; ông về thăm gia đình. Con gái ông không nhận ra cha, vì vết sẹo trên mặt ba em không giống người trong bức ảnh chụp mà em biết. Suốt ba ngày ở nhà, bé Thu tìm cách xa lánh. Giận dỗi, nhất định không chịu gọi ông là ba. Mãi cho đến lúc ông Sáu gần lên đường, cô bé mới nhận cha và đeo chặt lấy ông. Trước lúc xa con, ông Sáu hứa tặng con một chiếc lược ngà.

Bình luận truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Bình luận truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Gấp lại truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tình yêu. Viết về một mảnh hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên trong cái vẻ đẹp lặng lẽ, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu nhưng cũng có không ít những hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trong Lặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông hai đã bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, đó là một điều xót xa cho một người yêu làng như ông Hai.

Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và tấm lòng của ông đôi với làng quê, đất nước và với kháng chiến trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và tấm lòng của ông đôi với làng quê, đất nước và với kháng chiến trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông vin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to...

Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Học sinh có thể phân tích nhiều cách, từ nhiều góc độ. Lưu ý là phải gắn với vấn đề lí luận sau đây: - Đây là nhận định về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Thực chất là một dạng định nghĩa thế nào là hình thức nghệ thuật hay, đẹp. - Các phẩm chất của hình thức cần được chú trọng khi phân tích tác phẩm văn học là "sáng tạo", "sinh động", "phù hợp", biểu hiện nội dung "tốt nhất, ấn tượng nhất". - Đó vừa là mục tiêu cần đạt tới của người cầm bút, vừa là tiêu chí để thẩm định giá trị của tác phẩm văn chương.

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Vui hôm nay nhớ lại ngày xưa ấy”. Đất nước đã thống nhất hơn ba mươi năm qua nhưng niềm vui hòa bình và tự do vẫn đong đầy trong mỗi chúng ta. Sống giữa những ngọt bùi và tiện nghi vật chất hôm nay, có khi nào con người lại vô tình quay lưng với quá khứ đau khổ mà đầy nghĩa tình không? Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, từng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đau thương và oanh liệt, đã thức tỉnh mọi người về một lẽ sống đẹp thủy chung son sắt với bài thơ “Ánh trăng” thật nhẹ nhàng và sâu lắng.

Bình luận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Bình luận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975, cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một Ánh trăng. Bài thơ như một lời nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên bình dị, hiền hòa, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong. Bài thơ năm chữ nhỏ nhẻ, đơn giản, hiền lành và đẹp như thiên nhiên, như vầng trăng. Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng