Văn Mẫu Lớp 9, những bài văn hay Lớp 9

Nhung bai van hay Lop 9, thư viện tổng những những bài văn mẫu Lớp 9 hay nhất, hướng dẫn làm văn Lớp 9.

Thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX chan chứa tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống của người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới

Thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX chan chứa tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống của người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới

Có thể nói thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, chứa chan tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống cho người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới. Những tác phẩm mới của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Phạm Thái trong giai đoạn này đã chứng minh điều đó. Như chúng ta đã biết, thế kỉ XVIII là thế kỉ đánh dấu sự suy tàn của chế độ phong kiến. Triều đình nhà Lê sau một thời kì phát triển rực rỡ đã bước vào giai đoạn khủng hoảng, mọi rường cột của chế độ phong kiến bắt đầu bị lung lay,

Trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Hãy chứng minh hai câu thơ trên bằng thực tiễn lao động và chiến đấu của nhân dân ta, qua đó rút ra bài học cho bản thân

Trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hãy chứng minh hai câu thơ trên bằng thực tiễn lao động và chiến đấu của nhân dân ta, qua đó rút ra bài học cho bản thân

Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hằng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trọng bài thơ "Bài ca vỡ đất" nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói về giá trị của sách, nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời. Em hãy bình luận ý kiến trên

Nói về giá trị của sách, nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời. Em hãy bình luận ý kiến trên

Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người. Nó càng bí ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của con người bấy nhiêu. Sách là một người thầy, người bạn luôn sát cánh bên ta giúp ta hiểu nhiều hơn, chững chạc hơn trong mọi lĩnh vực của Cuộc sống. Sách là chiếc chìa khóa mở mang tiềm thức, tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc đời.

Ông Trẩn Thanh Đạm có nhận xét: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết. Hãy bình luận ý kiến trên

Ông Trẩn Thanh Đạm có nhận xét: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết. Hãy bình luận ý kiến trên

Đặc trưng thơ ca dân gian là vần điệu - Thơ ca dân gian gồm: tục ngữ, ca dao, hò, vè, câu đố. - Khi nói "thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu" là nói đên đặc trưng riêng có của thể loại này, khác với thể loại truyện dân gian khác như: truyện cổ tích, thần thoại..., kể cả loại hình sân khấu. - Vần điệu: vần là phương tiện tổ chức có văn bản thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ.

Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân, em thấy cần làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác

Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói:
 Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Hãy giải thích câu nói trên. Liên hệ bản thân, em thấy cần làm gì để trau dồi đạo đức và tài năng theo lời dạy của Bác

Đất nước ta đang bước vào một thời kì mới, thời kì xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước và thời đại đặt ra cho mỗi thanh niên ta là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng tài năng để có thể gánh vác nhiệm vụ vẻ vang mà Tổ quốc và lịch sử giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh có nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Hãy giải thích câu nói: Sức khỏe là của cải quý nhất trên đời mà chỉ khi nào mất đi ta mới thấy nhớ tiếc

Hãy giải thích câu nói: Sức khỏe là của cải quý nhất trên đời mà chỉ khi nào mất đi ta mới thấy nhớ tiếc

Sức khỏe là một trạng thái về thể chất của một con người khỏe mạnh, không bị đau yếu. Khi có nó, ta không cảm thấy nó là quý giá nhưng khi ta mất nó, tức là khi ta bị bệnh tật dày vò, ta không còn lành mạnh như trước, ta mới nhận thấy một cách thấm thìa và đủ đầy rằng sức khỏe còn hơn tiền bạc, danh vọng mà không có thể lực vật chất, tinh thần nào bằng nó được và chỉ khi đó, ta mới hối tiếc rằng tạị sao mình lại có thể đánh mất hoặc bằng lí do này, lí do khác một của cải to lớn nhất trên đời.

Suy nghĩ của em về một nếp sống đẹp của nhân dân ta: Trồng cây ngày Tết, qua lời kêu gọi trồng cây của Bác Hồ: Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Suy nghĩ của em về một nếp sống đẹp của nhân dân ta: Trồng cây ngày Tết, qua lời kêu gọi trồng cây của Bác Hồ: Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về thì chúng ta lại tham gia vào Hội trồng cây, một phong tục tập quán mới, được người dân hưởng ứng hào hứng không kém gì những lễ hội xuân khác. Tết trồng cây là ngày hội chung của toàn dân, từ Bắc đến Nam, từ xuôi đến ngược, đâu đâu cũng háo hức chuẩn bị tham gia kế hoạch trồng cây theo đúng lời dặn của Bác Hồ: Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết năm 1946. Bác Hồ viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Hãy nêu suy nghĩ về lời nói của Bác

Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết năm 1946.
 Bác Hồ viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ.
 Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Hãy nêu suy nghĩ về lời nói của Bác

Mùa đông giá rét với cây cối trơ cành sẽ qua đi, nhường bước cho mùa xuân với sức sống mãnh liệt, làm biến đổi cả đất trời. Và đến lúc mùa xuân cũng trôi qua, mùa hạ nồng nàn kéo đến... Cũng như quy luật của thiên nhiên, con người sinh ra, lớn lên và già đi, rồi một ngày kia trở về với cõi vĩnh hằng. Xuân của thiên nhiên qua đi rồi trở lại, nhưng tuổi trẻ của mỗi người chỉ có một lần. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, khỏe nhất và tươi sáng nhất của mỗi con người, vì thế tuổi trẻ thật quý giá. Hơn nữa, tuổi trẻ còn là mùa xuân, niềm tin và hi vọng của đất nước.

Hãy bình luận câu nói của Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Hãy bình luận câu nói của Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17- 7-1966, trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Hồ Chủ Tịch viết: "Không có gí quý hơn độc lập tự do". Lời kêu gọi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết là sức mạnh vô địch

Suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: Đoàn kết là sức mạnh vô địch

Tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Câu nói tuy ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và là một chân lí tồn tại muôn đời. Đoàn kết là tập hợp các cá nhận đơn lẻ hoặc các bộ phận thành một khối thông nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường, chúng ta đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hưởng tới mục tiêu phấn đấu tốt, đồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ.