Văn Mẫu Lớp 9, những bài văn hay Lớp 9

Nhung bai van hay Lop 9, thư viện tổng những những bài văn mẫu Lớp 9 hay nhất, hướng dẫn làm văn Lớp 9.

Ý kiến của em về hành động trả thù của Tấm trong truyện "Tấm Cám"

Ý kiến của em về hành động trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám

Có người cho rằng cô Tấm trong truyện Tấm Cám là một người đẹp không hoàn chỉnh. Hành động trả thù của Tấm: "lấy nước nóng dội cho Cám chết nhăn răng rồi làm mắm gửi về cho dì ghẻ" là một hành động độc ác, tàn nhẫn vô nhân tính. Nhưng theo em có lẽ không đơn giản như vậy. Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con người ở trong chính tổ ấm của mình.

Hãy giải thích câu ngạn ngữ của phương Tây "Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi"

Hãy giải thích câu ngạn ngữ của phương Tây Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp. Chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ: "Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi". Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác là nghề hèn kém.

Bàn luận về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

Bàn luận về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

Kho tàng văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn. Đi vào kho tàng văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy một trang sử hào hùng, một câu chuyện li kì, một câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. Những câu tục ngữ, ca dao đó từ cuộc sống lao động bình dị hàng ngày của nhân dân. Nó ngắn gọn nhưng chứa đựng những chân lí hết sức sáng ngời, những phẩm chất cao quý, lưu truyền trong nhân dân ta từ đời này sang đời khác. Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn đã biểu hiện sinh động lòng biết ơn đối với người mang lại cho ta hạnh phúc.

Qua câu tục ngữ dưới đây, em có suy nghĩ gì về cái tốt, cái xấu trong mỗi con người và làm sao để tạo ra cái tốt đó. "Đất rắn trồng cây khẳng khiu. Những người thô tục nói điều phàm phu"

Qua câu tục ngữ dưới đây, em có suy nghĩ gì về cái tốt, cái xấu trong mỗi con người và làm sao để tạo ra cái tốt đó. Đất rắn trồng cây khẳng khiu. Những người thô tục nói điều phàm phu

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã rất quan tâm đến lời ăn tiếng nói, bởi vì nó biểu hiện vẻ đẹp của con người. Trong những câu chuyện kể cho con cháu nghe, cha ông ta đã dùng những biểu tượng rất đẹp, rất quý tượng trưng cho những lời nói đẹp, và những cái đáng ghê tởm để tượng trưng cho nhưng lời nói xấu xa. Cô bé nọ dịu dàng, nết na, giàu lòng thương người, được tiên ban phép lạ: mỗi một lời cô nói ra là nở thành hoa, sa thành ngọc. Còn ả nọ bụng dạ nanh ác, tiên phạt: mở miệng nói mỗi tiếng là mỗi biến thành cóc nhái, rắn rết!

Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", qua đó nêu rõ ý nghĩa của nó trong việc nhìn nhận, đánh giá nội dung và hình thức

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, qua đó nêu rõ ý nghĩa của nó trong việc nhìn nhận, đánh giá nội dung và hình thức

A. Mở bài - Đánh giá một con người, một đồ vật nên theo nguyên tắc nào để đạt được sự chính xác? - Trong vấn đề này, nhân dân ta đã được kinh nghiệm qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". B. Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ a. Nghĩa đen - Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật. Nước sơn là chất liệu quét lên đồ vật để làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. - Đánh giá một đồ vật bằng gỗ cần chú ý đến chất gỗ và đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất, quyết định giá trị của đồ vật đó hơn là nước sơn bên ngoài.

Bàn luận về câu tục ngữ: Có công mài sắc có ngày nên kim

Bàn luận về câu tục ngữ: Có công mài sắc có ngày nên kim

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân, mỗi câu tục ngừ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc: Có công mài sắc có ngày nên kim. Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thanh sắt to thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được.

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trong xã hội, con người luôn luôn phải dùng những ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Vậy muốn việc giao tiếp, ứng xử đạt kết quả tốt, lời nói phải khéo léo, tế nhị. Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực.

Hãy bình luận câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Hãy bình luận câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S-bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam chịu đựng không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc ngoại xâm, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lần vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau một cách sống: Lá lành đùm lá rách. Ta cần hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để thấm nhuần lời nhắn gửi của ông cha ta để lại?

"Không thầy đố mày làm nên", "Học thầy không tày học bạn". Theo em, nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

Không thầy đố mày làm nên, Học thầy không tày học bạn. Theo em, nên hiểu việc học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

• Người thầy giáo đóng vai trò quan trọng công tác giáo dục. • Đánh giá vai trò của thầy giáo, có những ý kiến khác nhau. Nhân dân ta có câu: "Không thầy đố mày làm nên" và cũng lại có câu: "Học thầy không tày học bạn". • Nêu vấn đề: Hai ý kiến đó có gì khác nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điều nào chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

Cảm nhận về bài ca dao sau: Trèo lên cây bưởi hái hoa... Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Cảm nhận về bài ca dao sau: Trèo lên cây bưởi hái hoa... Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Trèo lên cây bưởi hái hoa... là một bài ca dao độc đáo gồm mười câu song thất lục bát. Theo giai thoại văn học do giáo sư Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, đây là lời đối đáp giữa chúa Trịnh Tráng và Đào Duy Từ trong thế kỉ XVII. Khi Đào Duy Từ đã trở thành bề tôi đắc lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Trịnh Tráng gửi thư muốn lôi kéo Đào Duy Từ ra Đàng Ngoài, nhưng việc bất thành. Đó là giai thoại. Trên một ý nghĩa khác, bài Trèo lên cây bưởi hái hoa... được lưu truyền và cảm nhận là một bài ca dao tình yêu mang tính bi kịch "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng".