Viết về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn) có ý kiến cho rằng: Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn để nóng hổi của thời đại của nhân dân. Tác phẩm là lời than thở triền miên da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Gợi ý viết bài

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc: Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì sinh vào khoảng năm 1710 - 1720, mất chừng năm 1745, thọ chưa đầy 45 tuổi. Thuở nhỏ, ông học giỏi, thi đậu Hương cống, nhưng hỏng thi Hội. Từng giữ chức Huấn đạo ở trường học phủ, sau làm Tri huyện Thanh Oai, rồi thăng chức Ngự sử đài chiếu khám chưa được bao lâu thì mât. Nhà thơ viết Chinh phụ ngâm khúc bằng chữ Hán, vào khoảng 1740 - 1742, vào thời kì rối ren, loạn lạc nhất của lịch sử dân tộc. Bản dịch hiện nổi tiếng nhất được coi là của Đoàn Thị Điểm, người phụ nữ xinh đẹp, học giỏi và có tài văn chương.

- Giới thiệu ý kiến nêu ở luận đề.

II. Thân bài

1. Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời đại, là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hòa bình của nhân dân.

Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời đại

- Đặng Trần Côn sống vào thời đại phong kiến suy tàn, giai cấp thống trị chuyên chế.

- Phan Huy Chú trong Lịch Triều hiến chương loại chí viết: Vì đầu Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt li của người đi lính thú khiến ông cảm xúc mà làm. Đầu đời Cảnh Hưng tức là khoảng năm 1740, việc binh nổi dậy ở đây là chỉ phong trào nông dân khởi nghĩa rầm rộ lúc bấy giờ như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Hưng, Lê Duy Mật. Như vậy, theo các nhà nghiên cứu ước đoán, Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khúc vào những năm 1741 - 1742.

- Vì thế, cuộc chiến tranh được nói đến trong Chinh phụ ngâm khúc là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm đàn áp phong trào khởi nghĩa nông dân của giai cấp thống trị. Đây là quả vấn đề nóng hổi của thời đại.

- Chinh phụ ngâm khúc không phản ánh toàn diện cuộc chiến. Khúc ngâm chỉ đi sâu vào khía cạnh chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chinh phu ra đi để lại người vợ héo hon sầu muộn, hoài phí tuổi xuân. Trong khi đó, bản thân chàng ở nơi chiến trường có một cuộc sống đen tối, sinh mệnh bị đe doạ:

Non Kì quạnh quẽ trăng treo,

Bến Phì gió thổi, đìu hiu mấy gò.

...

Xông pha gió bãi trăng ngàn

Tên reo đầu ngựa, giáo đan mặt thành.

Hình ảnh chàng trai trẻ oai phong lẫm liệt chỉ xuất hiện thoáng qua ở đầu tác phẩm còn trong nỗi nhớ thương của chinh phụ, chàng hiện lên thật tiều tụy, mệt mỏi, bạc nhược:

Thương người áo giáp bấy lâu

Lòng quê qua đó, mặt sầu chẳng khuây.

Thật khác cả với thời Lí - Trần, văn học mang hơi thở của thời đại, hừng hực hào khí Đông A, con người Đại Việt có khát vọng lập công giúp nước, hùng khí ngất trời.

- Như vậy, qua nỗi sầu chinh phụ, tác phẩm đã kín đáo lên án giai cấp thống trị, bày tỏ khát vọng được sống hòa bình của nhân dân:

Xanh kia thăm thắm từng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

...

Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?

Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?

2. Chinh phụ ngâm là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận.

Chinh phụ ngâm là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận

- Khúc ngâm có 476 câu, là diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.

+ Từ lúc biết chàng với nỗi đau đớn chia lìa:

Quân đưa chàng ruổi lên đường,

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?

+ Đến khi tưởng tượng chàng ở nơi biên ải với niềm lo lắng ngóng trông và cuối cùng là hi vọng mong manh ngày chàng trở về:

Nền huân tước đai cân rạng vẻ,

Chữ đồng hưu bia để nghìn dòng,

Ơn trời tử ấm thê phong,

Phận vinh, thiếp cũng đượm chung hương trời.

- Nhưng sâu sắc nhất là nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người phụ nữ trẻ tuổi khao khát sống hạnh phúc lứa đôi lại phải sống cô đơn, lẻ loi.

+ Có lúc nàng ngậm ngùi:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu.

Mưa dường cưa, xẻ héo cành ngô.

Giọt sương phủ bụi chim gù,

Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.

+ Có lúc nàng bày tỏ niềm khao khát hạnh phúc một cách mãnh liệt qua hình ảnh hoa nguyệt quấn quít với nhau:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

III. Kết luận

Những câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng lòng não nùng, chua xót của người thiếu phụ cô đơn lẻ bóng, ngày qua tháng lại ngóng trông mòn mỏi người chồng ở nơi chiến địa. Hơn ba trăm năm đã trôi qua, nhưng tiếng lòng ấy da diết nhớ mong, như một lời nhắc nhở người đời về sự tàn khốc, thảm hại của các cuộc chiến tranh đối với con người.

Viết bình luận