Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Lớn mạnh trong 30 năm thái bình, sản lượng lúa Việt Nam tăng gấp 3,5 lần, từ 11,6 triệu tấn năm 1975 đến 35,6 triệu tấn năm 2004, trên diện tích gieo trồng từ 5,6 triệu ha lên 7,3 triệu ha, năng suất bình quân từ 2,2 tấn/ha tăng lên 4,9 triệu tấn/ha. Sự gia tăng to lớn này đã đưa Việt Nam lên hàng thứ hai các quốc gia xuất khẩu gạo thế giới. Mặc dù có gia tăng nhanh sản lượng lúa, lợi tức và đời sống của nông dân Việt Nam tuy có tăng hơn trước nhưng tăng rất chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng của các khu vực khác. Người dân nông thôn tuy được xóa nghèo phần lớn theo tiêu chuẩn nhà nước, nhưng tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày trở nên trầm trọng giừa thành thị và nông thôn, và trong cùng địa bàn.

Thuyết minh về cây lúa

Sau ngày 30-4-1975, Nhà nước Cách mạng đã tập trung chỉ đạo một chính sách an toàn lương thực (ATLT) trên toàn quốc, mọi công dân Việt Nam đều tham gia sản xuất lương thực, kể cả tự túc lương thực tại chỗ. Phong trào thuỷ lợi đã triển khai khắp các tỉnh một cách quyết liệt. Phong trào phá rừng để trồng lúa được thực hiện một cách chính quy từ vùng núi xuống các cánh rừng tràm đất chua phèn. Nhờ thế diện tích lúa cao sản tăng nhanh. Các đơn vị nghiên cứu lúa được tăng thêm nhiều.

Có giống lúa mới, có kĩ thuật mới, nhưng nông dân các tỉnh phía Nam vẫn chưa sản xuất đúng tiềm năng trong các đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm 1981, sự đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước cho phép nông dân cả nước được giao đất khoán sản phẩm lúa. Nông dân nhận đất khoán rất phấn khởi nên đầu tư hết công sức vào đất khoán của mình. Sản lượng lúa tăng nhanh ngay trong hai năm đầu đổi mới: năm 1981: 15,1 triệu tấn, và năm 1982 lên 16,6 triệu tấn. Nhưng từ năm 1982 trở đi, sản lượng tăng chậm hơn, mà đến năm 1987 đã sụt xuống dưới 18 triệu tấn so với năm 1986. Lí do chính là nông dân chán nản vì kiểu khoán đất không ổn định, không hết lòng đầu tư cho mảnh đất mà mình chưa làm chủ được. Chủ trương "khoản 10" công bố năm 1988, cho phép nông dân được giao khoán đất - quyền sử dụng đất - lâu dài, được thừa kế và chuyển nhượng. Trong khi đó, giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp cùng được quy về một giá, thay vì hai giá như trước đó. Kết quả là nông dân phấn khởi, nhanh chóng đầu tư toàn lực cho mảnh đất mình được giao quyền sử dụng lâu dài của mình, đẩy mạnh sản xuất lúa. Sang năm sau, cả nước Việt Nam đâu cũng dư lúa, cơ quan lương thực không còn khó khăn trong việc mua lúa của dân. Bắt đầu từ tháng 9-1989 đến cuối năm, Việt Nam đã xuất 1,79 triệu tấn gạo đầu tiên sau ngày hòa bình. Từ đó sản lượng tăng lên mỗi năm khoảng 1 triệu tấn lúạ, cho đến năm 2004, sản lượng lúa đạt mức 35,6 triệu tấn.

Lúa quá nhiều, nhưng giá lúa không cao trong khi chi phí sản xuất chưa kéo xuống được bao nhiêu, cho nên lợi tức của nông dân trồng lúa chưa được cải thiện so với vật giá khác trong nước. Họ cần được đầu tư để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nhằm có thêm thu nhập. Đến năm 2000, mới có nghị quyết của Chính phủ cho phép nông dân các địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sao cho lợi tức nông hộ được tăng thêm. Những hệ thống canh tác lúa - tôm, lúa - cá, lúa - mùa., đang được nông dân hưởng ứng.

Cây lúa Việt Nam

Trong thời buổi toàn cầu hóa, hạt gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hạt gạo của các nước khác, chỉ có một lối thoát cho nông dân Việt Nam là phải nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Nông dân ta cần nghiêm khắc theo đúng những hướng dẫn kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để dễ tiêu thụ được sản phẩm một cách ổn định chắc chắn, nhất là khi bà con nông dân trong hợp tác xã nông nghiệp và các công ty kinh doanh gạo cùng bắt tay nhau thật khăng khít. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng và an toàn vệ sinh từ hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi đó, hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục phát triển, mọi nông dân tăng lợi tức khi được doanh nghiệp bao tiêu đúng loại sản phẩm mà doanh nghiệp cần. Mối gắn bó này phải nhanh chóng được thiết lập và duy trì thì khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế thời hội nhập.

Viết bình luận