Về truyện cổ tích Chử Đồng Tử, có ý kiến cho rằng: “Cuộc hôn nhân Tiên Dung - Chử Đồng Tử là cuộc hôn nhân đẹp của những con người có những phẩm chất cao quý, mơ ước được sống cuộc đời tự do phóng khoáng giữa nhân dân, giữa đất trời”. Hãy trình bày ý kiến
Về truyện cổ tích Chử Đồng Tử, có ý kiến cho rằng: “Cuộc hôn nhân Tiên Dung - Chử Đồng Tử là cuộc hôn nhân đẹp của những con người có những phẩm chất cao quý, mơ ước được sống cuộc đời tự do phóng khoáng giữa nhân dân, giữa đất trời”. Hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên
Gợi ý viết bài
Chử Đồng Tử là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu trong kho tàng truyện dân gian ở nước ta. Sự li kì, hấp dẫn của câu truyện cổ ở đây là cuộc hôn nhân giữa anh chàng mồ côi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
Đây là dạng đề phân tích, kết hợp phát biểu cảm nghĩ riêng của người viết về cuộc hôn nhân Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Do đó, phải trên cơ sở phân tích hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung (chủ yếu phẩm chất cao quý, ước mơ về cuộc đời tự do, phóng khoáng giữa đất trời, giữa nhân dân) và cuộc hôn nhân giữa hai người, người viết nêu lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Cụ thể, cần trình bày các ý sau:
1. Những con người có phẩm chất cao quý
- Chử Đồng Tử: con nhà nghèo, nhưng hiếu thảo, tự lao động kiếm sống. Hai cha con chỉ có một cái khố. Tấm lòng hiếu thảo của chàng thể hiện tập trung ở việc cha mất:
Cù Vân bị ốm nặng, khi sắp chết dặn con rằng: - Bố chết, con cứ tang bố, còn cái khố con cứ giữ mà dùng.
Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha, rồi mới chôn.
Chử Đồng Tử đã không nghe lời cha dặn, nhưng vẫn là người con chí hiếu. Tấm lòng yêu thương, hiếu thảo ấy là phẩm chất cao quý ở chàng.
- Tiên Dung: Nàng xinh đẹp. Là con vua, Tiên Dung được sống trong nhung lụa, ngà ngọc. Song, nàng lại thích hòa nhập cùng thiên nhiên, đất trời, tuổi đã mười bảy, mười tám mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi theo sông núi. Con vua, nhưng sống phóng khoáng, tự do: Thấy bãi sông rộng rãi, lại có lác đác bụi cây lớn tỏa bóng mát êm dịu, Tiên Dung lấy làm ưa thích, ra lệnh cho thuyền ghé vào, rồi chọn một chỗ có bóng mát, sai thị nữ chăng màn tứ vi để tắm...
2. Cuộc hôn nhân đẹp, hợp tự nhiên của hai người có phẩm chất cao quý
- Hôn nhân bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ, sống ở giữa thiên nhiên tươi đẹp, đất trời giao hòa. Một người sống bên cồn cát ven sông, một người thích ngao du xem hình bóng sông núi.
- Tiên Dung đến tuổi cập kê nhưng không chịu lấy chồng. Chử Đồng Tử đã trưởng thành, song chưa có vợ. Hôn nhân tuy bất ngờ nhưng hợp lẽ tự nhiên.
- Cuộc hôn nhân chủ động giữa những người dám sống và dám yêu, nhất là với Tiên Dung. Nàng chấp nhận lấy Chử Đồng Tử là chấp nhận từ bỏ thân phận cao sang của mình và chấp nhận cuộc sống lao động nghèo khổ của người dân thường. Truyện kể rằng, khi thấy đám binh lính và thị nữ của Tiên Dung, Chử Đồng Tử vì không có khố mặc nên sợ hãi vội vứt vó vào bụi, chạy lên bãi, bới cát vùi mình xuống, rồi lấy cát phủ lên. Khi bị Tiên Dung phát hiện trong bãi tắm của nàng, Chử Đồng Tử càng sợ hơn. Thế nhưng, nàng đã nói với chàng: Tôi đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng chốn này, mới biết không cưỡng lại với trời, rồi nhất quyết lấy Chử Đồng Tử làm chồng. Mặc Chử Đồng Tử có đồng ý hay không, Tiên Dung đã sai người đưa quần áo cho Chử Đồng Tử mặc và sai tì nữ sửa soạn tiệc hoa. Thuyết phục được Đồng Tử, Tiên Dung tổ chức tiệc hoa ngay trong ngày hôm ấy. Các tình tiết đó chính tỏ Tiên Dung là người cương quyết chủ động tìm kiếm hạnh phúc của mình và cuộc hôn nhân của người là hợp với tự nhiên (mà theo lời Tiên Dung là không cưỡng được với trời)!
Viết bình luận