Nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đây là bốn dạng đề mở. Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản bên dưới. Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lí). Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa và nội dung chủ yếu.

Bình luận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bình luận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Chúng ta đã được đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình. Có người thích vẻ đẹp thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh; ở bài Quê hương. Có người yêu sự mộng mơ, lãng mạn của tình mẹ con trong bài Mây và Sóng của Ta-go... Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bài Bếp lửa của Bằng Việt. Bếp lửa là một bài thơ của nỗi nhớ về một bếp lửa tuổi thơ, nhớ rành rọt, nhớ ngọn ngành. Không dễ gì mà biết nhớ như vậy. Nhà thơ đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích.

Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa... Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Mặt trời xuống biển như hòn lửa... Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài thơ hay của Huy Cận sáng tác sau năm 1945. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, niềm phấn khởi tin và tin yêu vào cuộc sống. Tinh thần của bài thơ thể hiện rõ nhất trong hai khổ thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đèm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mát cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bài thơ về những tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. "Không có kính không phải vì xe không có kính... Như sa như ùa vào buồng lái"

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bài thơ về những tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Không có kính không phải vì xe không có kính... Như sa như ùa vào buồng lái

Mở đầu bài thơ là hình ảnh ít thấy: “xe không có kính”. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh giàu cảm xúc và ý chí: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Phải chăng tiểu đội xe không kính ấy lăn bánh thông đường mau lẹ được nhờ những trái tim cầm lái? Chuyện thật vô lí. Xin hãy lắng nghe lời người chiến sĩ lái xe, hãy đọc thơ và suy ngẫm... Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Lời kể hay lời giới thiệu đoàn xe? Ngôn ngữ mộc mạc, nhịp điệu khoan thai mà gợi tả rõ nét.

Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được thể hiện ở nhiều chi tiết khác nhau A. Tư thế ung dung hiên ngang: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Từ láy gợi tả ung dung, điệp từ “nhìn”, và nhịp thơ 2/2/2 diễn tả sự thản nhiên, khoan thai, tự tin của người chiến sĩ. - Điệp từ “nhìn thấy” gợi lên hình ảnh này nối tiếp hình ảnh kia như một khúc phim đang quay.

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. Ở truyền thuyết Chú cuội cung trăng hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh đầu súng trăng treo rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình. Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập Đầu súng trăng treo. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.

Hình ảnh người lính trong thơ ca những năm đầu kháng chiến chống Pháp

Hình ảnh người lính trong thơ ca những năm đầu kháng chiến chống Pháp

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thường được phản ánh rất đậm nét trong thơ ca. Đó là hình tượng những người lính có những vẻ đẹp khác nhau. Có khi hình tượng đó được xây dựng theo bút pháp lãng mạn, có khi lại được xây dựng theo bút pháp hiện thực. Nhưng dù được xây dựng theo bút pháp nào, tất cả đều có nét đẹp chung rất cơ bản. Ấy là những con người dũng cảm, anh hùng, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cho Tổ quốc và có sức động viên lớn đối với nhân dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng gian khổ và ác liệt.

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đã giành được độc lập. Nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược (1946). Nhân dân ta hưởng ứng lời hịch cứu nước đã tập hợp nhau lại và tình cảm mới nảy nở: tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu, với sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ đã sáng tác bài thơ Đồng chí (1948) để ca ngợi tình cảm tốt đẹp, cao quý của những người lính kháng chiến. Bài thơ đã được truyền tụng, được ca hát và trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng nhất trong nền thơ ca hiện đại của nước nhà.

Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu

Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu

Người lính là hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến, ở mỗi thời kì lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh, người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét khác nhau. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có hai loại người lính: một là người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, Cá, nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu; hai là người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị (hồi đó có phong trào xếp bút nghiên lên đường tranh đấu) như Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân.

So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và  bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969, khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.