Hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý của ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

Hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý của ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

Trong Truyện Lục Vân Tiên, việc xuất hiện nhân vật ông Ngư đã làm cho truyện thêm tính nhân đạo. Những hành động hết sức đời thường nhưng tốt bụng của những người trong gia đình ông Ngư đã thể hiện được cái vốn quý trong đạo làm người. - Đó là hành động nhân nghĩa, thấy người gặp nạn liền ra tay cứu giúp mà không cần đền ơn trả nghĩa: Vừa may trời đã sáng ngày, Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Hối con vầy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Cảm nhận về đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

Cảm nhận về đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

“Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du có nói đến nhiều cảnh biệt li - mỗi cảnh là một trang đời thấm đầy lệ trong nỗi đoạn trường của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều đối với Thúc Sinh cũng như đối với số phận mình. Nỗi buồn li biệt từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, tỏa rộng trong không gian và thời gian vô tận. Thuý Kiều đã được Thúc Sinh “chuộc” ra khỏi lầu xanh. Thúc Sinh không “tài mạo tót vời” như Kim Trọng

Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Truyện Kiều. Hãy chứng minh điều đó qua tám câu thơ sau đây: "Buồn trông cửa bể chiều hôm,... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Truyện Kiều. Hãy chứng minh điều đó qua tám câu thơ sau đây: Buồn trông cửa bể chiều hôm,... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Buồn trông cửa bể chiều hôm... Đoạn thơ tám câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên (Chế Lan Viên). Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất của Truyện Kiều, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người bạc mệnh ngày xưa.

Cảnh chia tay giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn Du viết: "Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha..."

Cảnh chia tay giữa người quốc sắc, kẻ thiên tài trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn Du viết: Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha...

Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du là một công trình nghệ thuật bằng thơ lục bát chứa chan tinh thần nhân đạo. Thiên diễm tình của người quốc sắc, kẻ thiên tài với bao tình tiết đẹp đẽ, cảm động gieo vào lòng ta bao ấn tượng khó phai mờ. Trong kiệt tác này cũng có không ít vần thơ, câu thơ tả cảnh lung linh sắc màu. Thiên nhiên trong Truyện Kiều được đại thi hào Nguyễn Du tả rất sinh động với nhiều gam màu khác nhau. Và đây là hai câu Kiều cho ta nhiều thú vị văn chương: Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha...

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu: "Tiếng thơ ai động đất trời... Khúc vui xin lại so dây cùng Người"

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu: Tiếng thơ ai động đất trời... Khúc vui xin lại so dây cùng Người

Tố Hữu, một nhà thơ chiến sĩ, một người thư kí trung thành của thời đại, trong quá trình làm cách mạng đã đồng thời tiếp cận với thơ ca. Thơ ca đối với ông không ngoài mục đích chính trị, phục vụ cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Trong nguồn mạch về các đề- tài chính trị của đất nước ấy, Tố Hữu đã tìm về với quá khứ lịch sử của cha ông, của một thế hệ hôm nay vọng về với thế hệ cha ông xưa để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho cuộc kháng chiến hôm nay. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho đề tài này là bài thờ Kính gửi cụ Nguyễn Du, trích trong tập Ra trận.

Viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa. Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt mười năm gió bụi rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là Nam Hải điếu đổ, Hồng Sơn liệp hộ. Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới.

Trong truyện Chuyện người con gái Nam xương, nhân vật Vũ Nương trong mỗi hoàn cảnh khác nhau đã thể hiện những đức tính khác nhau. Dựa vào câu chuyện, em hãy làm rõ nhận định trên?

Trong truyện Chuyện người con gái Nam xương, nhân vật Vũ Nương trong mỗi hoàn cảnh khác nhau đã thể hiện những đức tính khác nhau. Dựa vào câu chuyện, em hãy làm rõ nhận định trên?

Trong truyện, nhân vật Vũ Nương được tác giả đặt vào những hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi hoàn cảnh đó, Vũ Nương lại bộc lộ một đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. A. Nương lúc sinh thời là người con gái có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị nết na; khi nên bề gia thất thì luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra cảnh vợ chồng bất hòa. B. Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy. Nàng thể hiện niềm yêu thương, nhớ nhung người chồng cũng như sự lo lắng cho những gian nan của chồng khi trên đường ra lính. Những lời lẽ của nàng khiến cho mọi người phải cảm động.

Bình luận ý nghĩa bài thơ "Tự khuyên mình" (Nhật ký trong tù) của Hồ Chủ Tịch: "Ví không có cảnh đông tàn... Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng"

Bình luận ý nghĩa bài thơ Tự khuyên mình (Nhật ký trong tù) của Hồ Chủ Tịch: Ví không có cảnh đông tàn... Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, vị lãnh đạo vĩ đại của dân tộc là một nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn đồng thời cũng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập noi theo. Những đúc kết và kinh nghiệm sống của Bác được thể hiện qua nhiều bài thơ, bài văn... là những bài học vô cùng thấm thía. "Tự khuyên mình" là một trong những bài thơ đó. - Nếu không có cảnh mùa "đông tàn" thì cảnh "huy hoàng" của mùa xuân cũng không có được. Đông tàn đến xuân sang, đó là quy luật của thiên nhiên.

Ý kiến của em về hành động trả thù của Tấm trong truyện "Tấm Cám"

Ý kiến của em về hành động trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám

Có người cho rằng cô Tấm trong truyện Tấm Cám là một người đẹp không hoàn chỉnh. Hành động trả thù của Tấm: "lấy nước nóng dội cho Cám chết nhăn răng rồi làm mắm gửi về cho dì ghẻ" là một hành động độc ác, tàn nhẫn vô nhân tính. Nhưng theo em có lẽ không đơn giản như vậy. Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con người ở trong chính tổ ấm của mình.

Hãy giải thích câu ngạn ngữ của phương Tây "Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi"

Hãy giải thích câu ngạn ngữ của phương Tây Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp. Chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ: "Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi". Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác là nghề hèn kém.