Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

“Con cựa mình êm ả Thôi ngủ nữa đi con! Cái trăng cao chưa tròn Tay hố vòng hơi thở Cho con liền giấc ngon”. (Hai bàn tay em - Huy Cận) Tấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con trưởng thành, nên người con là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con.

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Vào cuối năm 1977, khi chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình lập lại, trong một buổi chiều thu, ra ngoại thành Hà Nội, đến thăm một vườn ổi chín, hương vị dìu dịu... một chút ngỡ ngàng, một chút xao xuyến, Hữu Thỉnh tức cảnh sinh tình. Trong ánh nắng hoàng hôn vàng óng, bài thơ “Sang thu” ra đời. Hãy tưởng tượng ta đang cùng với nhà thơ đứng giữa vườn ổi mà ngâm nga bài thơ tuyệt vời của ông. "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Lâu nay, thơ văn trong nước và nước ngoài viết về Bác Hồ kính yêu của chúng ta rất nhiều. Các nhà thơ, nhà văn đều sáng tác với tâm huyết và tình cảm chân thành, trang trọng của mình đối với Bác. Trong số thơ văn ấy, phải nhắc đến bài “Viếng lăng Bác” đầy xúc động của nhà thơ Viễn Phương: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Những nét đặc sắc về nghệ thuât trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Những nét đặc sắc về nghệ thuât trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài ca mà nghệ thuật biểu đạt đã đạt tới mức điêu luyện. Điều này thể hiện trong thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Về thể thơ và nhịp điệu: Bài thơ có bốn khổ, mỗi khổ gồm bốn dòng thơ. Các dòng thơ thay đổi từ bảy đến chín từ. Các dòng thơ mang âm điệu ấm áp, tâm tình. Nhịp thơ chậm, biến đổi theo cảm xúc trữ tình vừa tha thiết vừa trang nghiêm. Đặc biệt trong khổ thơ cuối, dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất: “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt”. Câu thơ trên như lời nói bình thường, không mang yếu tố nghệ thuật.

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Bài thơ bắt đầu bằng câu thơ tự sự: Con ở miền Nam ra thăm, lăng Bác Con và Bác, cách xưng hô ngọt ngào, thân thương, rất Nam Bộ. Nhà thơ đã cố tình thay đi một từ, ở tựa đề bài thơ là “viếng”, ở câu này là “thăm” mong giảm nhẹ nỗi đau mà không che được nỗi bùi ngùi của cảnh tử biệt sinh li. Tình thơ gần gũi mà trắc trở, lời thơ giản dị pha chút ngậm ngùi. Câu thơ thứ hai miêu tả không gian của lăng Bác, hình ảnh hàng tre là hình ảnh đầu tiên nhà thơ bắt gặp: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Sắc xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Sắc xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ hay trong chương trình Văn học lớp 9. Bài thơ chứa đựng trong nó nhiều vẻ đẹp. Song có lẽ vẻ đẹp nổi bật hơn cả là sắc xuân mang đậm chất Huế. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. Sự gọn ghẽ của cấu trúc ấy cộng với âm thanh, nhịp điệu luân chuyển theo từng khổ thơ làm cho toàn bài thơ là một bức tranh xuân về thiên nhiên và con người xứ Huế. Ai cũng dễ dàng nhận thấy ở khổ thơ đầu là sắc xuân của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất trời. Ba nét chấm phá: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện đã khắc họa một cảnh xuân xứ Huế rất đẹp, tràn đầy sức sống và tràn đầy niềm vui.

Cảm nhận và suy nghĩ của em về mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận và suy nghĩ của em về mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Mùa xuân luôn là đề tài phong phú cho các thi nhân thử bút. Đã có không ít bài thơ hay viết về mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải cũng khá thành công khi viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để nói lên ước nguyện khiêm tốn của mình, ước nguyện được dâng hiến mùa xuân bé nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc, vào xuân bất tận của đất trời. Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4-11-1930, ở Thừa Thiên Huế. ông hoạt động cách mạng từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thánh Hải là một trong những cây bút có công lớn trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải - một bài thơ từ lâu đã trở thành một khúc ca quen thuộc mỗi độ đất nước vào xuân. Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta. Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu về “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời

Đọc Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Bố của Xi-mông của Mô-pa-xăng, ta gặp những em bé đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy chứng minh

Đọc Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Bố của Xi-mông của Mô-pa-xăng, ta gặp những em bé đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy chứng minh

Trẻ em là những mảnh hồn trong trẻo, là sự khởi đầu của những cuộc đời. Đi vào những trang văn: “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, “Bố của.Xi-mông” của Mô-pa-xăng, trẻ em đều rất đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Đên với truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, người đọc có cảm giác ấm áp khi được chứng kiến sự thơm thảo của những tấm lòng trẻ thơ nhân hậu. Mùa đông đến, đem theo những cơn gió lạnh là nỗi lo sợ của những đứa trẻ nhà nghèo. “Chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc rách vá nhiều chỗ”.

Suy nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Suy nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ Tấn mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong anh biết bao suy nghĩ: vui có, buồn có, ước mơ xa xôi... khiến anh vô cùng khó xử khi gặp lại người thân nơi quê nhà. Trên đường về, ngồi trên thuyền, trong anh rộn lên bao cảm xúc xốn xang, mừng vui. Gần đến nơi: “Tấn nhìn thấy xa xa thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng lá”, lòng anh chợt buồn bởi lẽ làng quê anh vẫn chẳng khác xưa chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều, hiu quạnh. Nhưng trong đáy lòng mình anh lại thấy rất đỗi gần gũi. Đã bao năm qua, dù xa quê hương những hai nghìn dặm nhưng hình ảnh về quê hương vẫn luôn ngự trong anh, vẫn in đậm trong anh những dấu ấn đẹp đẽ về nơi làng cũ.