Suy nghĩ về câu ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn... Cho tròn chữ hiệu mới là đạo con"

Suy nghĩ về câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn... Cho tròn chữ hiệu mới là đạo con

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiện tượng con cái bất hiếu, vô lễ với cha mẹ. Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc, xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng. Để khuyên răn, giáo dục họ về đạo làm con, ông cha ta từ xưa đã có một bài ca dao rất nổi tiếng mà không một người Việt Nam nào không thuộc: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trình bày cảm nhận về bài ca dao: "Đất Quảng Nam chưa mưa đã nhấm... Hỏi nơi mô ơn trương, nghĩa dày bằng ta"

Trình bày cảm nhận về bài ca dao: Đất Quảng Nam chưa mưa đã nhấm... Hỏi nơi mô ơn trương, nghĩa dày bằng ta

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưu tầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ: Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm Rượu hồng đào chưa nhấm đã say Bạn về nằm nghĩ gác tay Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Bình giảng bài ca dao Bài ca chàng thợ mộc

Bình giảng bài ca dao Bài ca chàng thợ mộc

Tiếng hát giao duyên, tỏ tình của trai gái làng quê xưa được thể hiện trong ca dao, dân ca rất hay, rất đậm đà: "Gặp đây Mận mới hỏi Đào...", "Hôm qua em đi hái dâu..". "Tát nước đầu đình..", và "Bài ca chàng thợ mộc". Với 20 câu lục bát đi liền một mạch, qua ánh mắt và nụ cười, chàng thợ mộc tài hoa và đa tình mượn chuyện chạm trổ của mình để tỏ tình với cô thôn nữ. Bốn câu đầu ấm áp với bao tình quê vơi đầy. Chàng trai đã xưng danh, xưng nghề, xưng quê hương bản quán.

Bình giảng bài ca dao sau: "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng... Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"

Bình giảng bài ca dao sau: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng... Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dần ca đã hòa nhập một cách hồn nhiên, kì diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, nơi bến cũ đò xưa, lưu truyền trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu.

Cảm nghĩ về bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng... Phất phơ dưới ngon nắng hồng ban mai"

Cảm nghĩ về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng... Phất phơ dưới ngon nắng hồng ban mai

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác. Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động.

Cảm nhận về bài ca dao sau: "Gió đưa cành trúc la đà... Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"

Cảm nhận về bài ca dao sau: Gió đưa cành trúc la đà... Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca. Có "đường vô xứ Nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Nơi ải Bắc xa xôi là "Đồng Đăng có phố Kì Lừa - Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", Huế đẹp mộng mơ có "Núi Truồi ai đắp mà cao - Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?...". Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long "ngàn năm văn vật": Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta.

Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Em hãy bình luận ý kiến trên

Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết:
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 Em hãy bình luận ý kiến trên

Nguyễn Trãi là nhà quân sự tài ba, nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời ông hiến trọn cho dân, cho nước, cho cuộc khởi nghĩa anh dũng trường kì chống quân Minh xâm lược. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" để tuyên bố rộng rãi với toàn dân sự kiện lịch sử trọng đại này. Chiến thắng vang dội được ông tổng kết bằng hai câu thơ nhẹ nhàng mà tràn đầy tình người: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

Thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX chan chứa tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống của người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới

Thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX chan chứa tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống của người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới

Có thể nói thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, chứa chan tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống cho người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới. Những tác phẩm mới của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Phạm Thái trong giai đoạn này đã chứng minh điều đó. Như chúng ta đã biết, thế kỉ XVIII là thế kỉ đánh dấu sự suy tàn của chế độ phong kiến. Triều đình nhà Lê sau một thời kì phát triển rực rỡ đã bước vào giai đoạn khủng hoảng, mọi rường cột của chế độ phong kiến bắt đầu bị lung lay,

Trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Hãy chứng minh hai câu thơ trên bằng thực tiễn lao động và chiến đấu của nhân dân ta, qua đó rút ra bài học cho bản thân

Trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hãy chứng minh hai câu thơ trên bằng thực tiễn lao động và chiến đấu của nhân dân ta, qua đó rút ra bài học cho bản thân

Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hằng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trọng bài thơ "Bài ca vỡ đất" nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.