Hãy nói lên cảm nghĩ của mình khi cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá

Hãy nói lên cảm nghĩ của mình khi cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá

"Trời, hút thuốc chứ có làm gì bậy bạ đâu mà sợ? Nhiều người hút chứ đậu phải một mình tui?" Một trọng những học sinh mà tôi gặp tại quán cà phê trong một khu cư xá vừa phì phèo thuốc vừa "phán" như thế. Học sinh này và bốn cậu bạn khác mới ra khỏi cổng trường đã vèo ngay đến đây để làm li cà phê chiều. Chỉ trong vòng hơn một tiếng, năm "ống khói tàu" này đã đốt liên tục đến hơn một gói. Một trong số những em cười khẩy: "Uống cà phê mà không hút thuốc thì mất hết vị".

Bàn về một thói quen xấu trong xã hội

Bàn về một thói quen xấu trong xã hội

Xu nịnh tức khen ngợi quá đáng hay hoang tưởng nảy sinh từ quyền lợi riêng tư. Chúng ta có thể đánh giá: "Đó là cử chỉ đáng khinh bỉ. Đó là quà tặng xấu xa và chỉ là bài học của những kẻ hợm hĩnh". Kẻ nịnh hót thường là những tên ích kỉ nguy hiểm. Nó cố nhét vào trí óc con người những điều hư ảo hòng kiếm chác ân huệ hay đổi lại sự giúp đỡ thực lòng. Đó là kẻ xấu xa nhất trong số những kẻ thù. Nó vừa là tội phạm, vừa là nhân chứng: "Kẻ này lừa dối người phân xử, kẻ kia lừa dối chúng ta".

Bàn về trang phục

Bàn về trang phục

Không kể trên đường tuần tra, rừng rậm hay suối sâu, phải cởi giày ra đi chân đất..., thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người. Người ta nói: ăn cho mình, mặc cho người, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe, váy ngắn, không mắt xanh son môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay.

Bàn về một vấn đề văn hóa xã hội

Bàn về một vấn đề văn hóa xã hội

Trái với tư tưởng của tôi, người Nhật ăn tết theo dương lịch chứ không ăn Tết Nguyên Đán như nhiều quốc gia có văn hóa cầm đũa khác. Tuy nhiên vào các ngày nghỉ cuối tuần trong mùa xuân, tôi thấy rất nhiều người, trong đó có không ít nhà khoa học nổi tiếng đến viếng thăm các chùa chiền. Đó là một trong những biểu hiện về nước Nhật hiện đại, cường quốc về khoa học công nghệ, vẫn giữ gìn rất tốt truyền thống bản sắc dân tộc. Văn hóa truyền thông biểu hiện ở từng ngôi nhà, từng căn phòng. Nhà người Nhật rất chật nhưng thật là sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp đẽ.

Em hãy kể lại câu chuyện về một tấm gương học tập tốt ở lớp em hoặc trường em

Em hãy kể lại câu chuyện về một tấm gương học tập tốt ở lớp em hoặc trường em

Dạo này, lớp tôi xôn xao hẳn lên. Chả là thằng Trí bây giờ đã vươn lên đứng gần nhất lớp. Đầu năm nay, nó tiến bộ rõ rệt về học tập. Trước kia nó học hành chẳng ra làm sao cả. Lớp tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân làm sao nó học giỏi thế. Chúng tôi gồm Tâm, Toàn, Thắng liền mở cuộc điều tra. Hôm đó, đúng là ngày ba đứa được đi chơi. Chúng tôi nhớ tới cuộc điều tra liền tìm tới nhà Trí. Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy rõ nó đang ngồi cạnh cửa sổ, tay cầm bút, mặt có vẻ đăm chiêu suy nghĩ.

Bài văn tự sự có yếu tố nghị luận nhằm nêu một vấn đề đạo lí

Bài văn tự sự có yếu tố nghị luận nhằm nêu một vấn đề đạo lí

Có những hạnh phúc vô biên khi ta mang lại hạnh phúc cho người khác chấp nhận hoàn cảnh của riêng mình. Nỗi khổ được sẻ chia sẽ vơi một nửa, nhưng hạnh phúc được chia sẻ sẽ được nhân đôi. Có hai người đàn ông bệnh rất nặng được xếp chung một phòng tại bệnh viện. Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày một tiếng đồng hồ vào buổi chiều để thông khí trong phòng. Người kia phải nằm suốt ngày. Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những suy nghĩ riêng tư.

Kể lại một kỉ niệm trong cuộc sống làm em nhớ mãi

Kể lại một kỉ niệm trong cuộc sống làm em nhớ mãi

Gần hết năm rồi. Đi ra chợ, hàng rau - quả - củ..., cứ cách vài bước đã thấy người ta đổ đống kiệu bán. Để làm kiệu, phải có giấm. Thế nên, tôi lại nhớ một "món" mà mẹ hay làm: giấm nuôi. Hồi tôi học tiểu học, không rõ năm lớp mấy nữa, hình như trong sách "Khoa học thường thức", có bài dạy làm giấm, tôi càng thú vị hơn khi tận mắt thấy mẹ tôi "thực hành", không phải mẹ "học" từ sách của tôi đâu nhá, mà từ bà ngoại đó. Mẹ tôi hay mua chuối xiêm cho cả nhà ăn. Lâu lâu, tôi thấy mẹ cất riêng ra vài trái, để chín muồi.

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với một con vât nuôi mà em yêu thích

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với một con vât nuôi mà em yêu thích

Chuyện đó xảy ra cách đây nhiều năm nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Hồi ấy nhà tôi có nuôi một con mèo. Theo hình dáng bên ngoài nên tôi đặt tên nó là Mướp. Mướp có bộ lông vằn vện như hổ, đôi mắt sáng quắc trông rất dữ dằn nhưng kì thực, nó là một con mèo rất hiền lành. Nó thường lủi thủi một mình, không thích ai bế ẵm, mà nó cũng chẳng thích gây chuyện với mấy con mèo hàng xóm. Bữa ăn, tôi chỉ xẻn cho nó một tí cơm và mấy cọng rau. Nhưng, nó cũng chẳng kêu la, xin xỏ thêm.

Kể về kỉ niệm với ngôi trường mà em từng học

Kể về kỉ niệm với ngôi trường mà em từng học

Một tuần một lần đi trên con đường ấy nhưng lần nào cũng vậy tôi không kìm được xúc động trong lòng, bởi tôi đang đi trên con đường tới trường học - ngôi trường mà tôi hằng mơ ước. Mỗi lần nhìn thấy cổng trường mở ra là một cảm xúc khó tả, khát khao và cháy bỏng bỗng bùng lên trong tim tôi. Tôi muốn ngày này năm sau đàng hoàng vững bước đi qua cánh cổng đó. Ngôi trường tôi đang nói đến là ngôi trường giàu thành tích và nổi tiếng cả nước, trường Chu Văn An.

Kể lại kỉ niệm với một người thầy

Kể lại kỉ niệm với một người thầy

Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất. Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải là tất cả, phải không?Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ.